Những công dụng tuyệt vời của cây Cà gai leo cho sức khỏe

Bạn đã từng nghe ở đâu đó về tác dụng chữa bệnh gan tuyệt vời từ cây cà gai leo. Tuy nhiên việc tìm hiểu rõ về loại cây thảo dược này chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết về cà gai leo qua nội dung bài viết sau đây. 

1. Tìm hiểu về cây cà gai leo

Cà gai leo hay còn có tên gọi là cà gai dây, cà bò, cà lù… thuộc họ Solanaceae, tên khoa học là Solanum procumbens. Cà gai leo mọc phân bố nhiều ở các tỉnh miền bắc và miền trung nước ta. 

Cây cà gai leo được chia thành nhiều cành, có chiều dài từ 50 – 100cm. Lá cây mọc so le, hình trứng hoặc thuôn dài, mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, mặt trên của lá có gai. 

Cây cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, đậu quả từ tháng 9 đến tháng 12. Quả cà gai leo có màu đỏ, mọng, bóng. Hạt có màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa

cong-dung-cua-cay-ca-gai-leo-1

2. Tác dụng với sức khỏe của cây cà gai leo

Cà gai leo được coi là một loại thảo dược quý trong rất nhiều bài thuốc nam điều trị các bệnh lý về gan, hỗ trợ giải độc gan hiệu quả. 

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của cà gai leo ó một số dược tính quan trọng như: flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid… Đồng thời, phần lá và rễ cà có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như: Solamnia, B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol… Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. 

  • Điều trị các bệnh lý về gan, giải độc gan: 

Hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm gan do Virus, đặc biệt là viêm gan B. Nó còn giúp tăng cường cải thiện các triệu chứng của bệnh như: chán ăn, mệt mỏi, vàng da… đưa chỉ số men gan về trạng thái bình thường sau một thời gian sử dụng. 

Các hoạt chất có trong dịch chiết của cà gai leo còn có tác dụng bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung. 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng trà cà gai leo với hàm lượng vừa phải mỗi ngày để giải nhiệt, cũng như tăng cường hỗ trợ giải độc gan. 

cong-dung-cua-cay-ca-gai-leo-2
  • Chữa phong thấp, đau nhức răng: 

Trong thành phần rễ cây cà gai leo có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoalkaloid, Solamnia, B dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phong thấp, đau nhức xương khớp, đau nhức răng, chảy máu chân răng…

  • Giải rượu: 

Do cà gai leo có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường chức năng gan, hỗ trợ giải độc gan nên có tác dụng giải rượu rất tuyệt vời. Những người say rượu nên uống một cốc trà cà gai leo để giảm thiểu các triệu chứng mệt mỏi sau uống rượu.

  • Chữa mụn nhọt: 

Những người trên da xuất hiện nhiều mụn nhọt do gan nóng nên sử dụng cà gai leo để “đánh bay” mụn nhọt trên da, giúp cho bạn lấy làn da mịn màng, sáng bóng. 

  • Bên cạnh đó cà gai leo còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như: chướng bụng, người mệt mỏi, ăn uống không tiêu, bệnh lậu…

3. Cách sử dụng cà gai leo

Cà gai leo có tác dụng rất tốt cho sức khỏe người dùng, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng điều này. Sử dụng cà gai leo để chữa bệnh cần tuân thủ theo liều lượng nhất định, tránh gây ra hậu quả không mong muốn. Khi cố tình sử dụng liều lượng lớn và trong thời gian dài dễ gây ngộ độc. Do đó, trước khi sử dụng loại thảo dược này, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ đông y để mang lại hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn. 

Một số cách sử dụng cà gai leo phổ biến: 

Dưới đây là một số cách sử dụng cà gai leo phổ biến, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý:

  • Sắc uống cà gai leo

Bạn lấy phần thân, lá, rễ của cây cà gai leo khô dùng để sắc lấy nước uống. Hàm lượng cho người bình thường từ 50 – 60g/ người/ngày. 

cong-dung-cua-cay-ca-gai-leo-3

Cách thực hiện:

  • Cà gai leo khô đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho cà gai leo khô đã rửa sạch vào nôi, thêm nước vào đun sôi. Khi nước đã bắt đầu sôi thì vặn nhỏ bếp, tiếp tục đun. 
  • Đến khi sắc còn 1 bát nước thì hãy chắt nước ra bát để uống thay nước lọc.
  • Hãm nước cà gai leo: 

Ngoài sắc cà gai leo thì người dùng có thể hãm cà gai leo làm nước uống hàng ngày thay nước lọc. Cách làm này khá đơn giản, giúp bạn tiết kiệm thời gian so với sắc cà gai leo.

Cách thực hiện: 

  • Cà gai leo đem rửa sạch, sau đó đem tráng qua nước sôi.
  • Cho nước sôi đủ dùng vào ấm hãm cùng cà gai leo. 
  • Hãm cà gai leo trong 30 phút rồi rót ra cốc uống hàng ngày. 

Bạn nên lưu ý cần giữ nước cà gai leo trong ấm hoặc bình giữ nhiệt, nên uống khi nước ấm nóng, tránh để nguội có thể khiến bạn bị đau bụng, đi ngoài. 

Bên cạnh 2 phương pháp phổ biến trên thì cà gai leo còn có thể kết hợp với 1 số loại thảo dược khác như: mật nhân, xạ đen, an xoa, giảo cổ lam để cho ra các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý rất tốt. 

Qua nội dung bài viết bạn đọc đã phần nào hiểu rõ về công dụng của cây cà gai leo, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Bạn hãy sử dụng loại thảo dược này liều lượng vừa phải để mang đến hiệu quả cũng như an toàn cho sức khỏe.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BÌNH MINH HỮU CƠ

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *